Bảo vệ Đà Nẵng , Cần nâng cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ

Các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ "bị nghiêm cấm trang bị các loại vũ khí và công cụ hỗ trợ đã được quy định tại Nghị định 47/CP của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ".
Vì vậy, thực tế hiện nhiều DN cho nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp sử dụng gậy gỗ (dài không quá 60 cm), bộ đàm và máy dò kim loại và chiểu theo quy định của Nhà nước thì họ đã vi phạm pháp luật! Không muốn vi phạm, nhiều DN phải để cho nhân viên của mình "tay không" khi thi hành nhiệm vụ. Bởi thế, nhân viên bảo vệ bị tấn công tới mức phải đi bệnh viện đã trở thành chuyện thường ngày.
Theo giám đốc một công ty bảo vệ, các quyền của bảo vệ chuyên nghiệp còn thua cả dân phòng. đơn cử: Thông tư chỉ cho phép nhân viên bảo vệ: "trong khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự hoặc có dấu hiệu phạm tội thì phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất, đồng thời có trách nhiệm tổ chức bảo vệ giữ nguyên hiện trường và tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra". Bảo vệ là lực lượng thường xuyên đối mặt với các tình huống có thể phát sinh tội phạm. Và với quy định trên đã đẩy lực lượng này tới nguy cơ “phạm tội” cao trong khi thực thi nhiệm vụ.
Khác với lực lượng vũ trang hoặc tự vệ, dân phòng, nếu gặp rủi ro hoặc bị thương khi thực hiện nhiệm vụ sẽ được công nhận thiệt hại, các nhân viên bảo vệ chỉ hi vọng vào... lòng tốt của DN đang sử dụng mình. Còn khả năng được Nhà nước công nhận các thiệt hại, các thương tật rất thấp. Tất cả những điều ấy cho thấy lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp nhận được quá ít quyền lợi từ hoạt động mà họ đang tham gia.
Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu DN phải đào tạo nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên, nhưng không cấm DN thu tiền đào tạo và cũng không xác định rõ phải đào tạo theo tiêu chuẩn, giáo trình nào... Do vậy, quy trình của nhiều DN kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi tuyển nhân viên thường qua các bước: xét tuyển, thu lệ phí, đào tạo, thử việc... Nếu đạt thì ký HĐLĐ, không đạt thì từ chối. Quy trình này rõ ràng đã tạo kẽ hở cho nhiều DN thu tiền của người lao động dưới hình thức phí đào tạo. Bên cạnh đó, việc xác định chương trình, viết giáo trình đào tạo là do DN tự thực hiện, Phòng Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp các địa phương (PC 13) là cơ quan thẩm định và cấp phép đủ điều kiện thành lập, kinh doanh dịch vụ bảo vệ cho DN. Nhưng do chưa có tiêu chuẩn thống nhất trên toàn quốc nên không thể nói việc thẩm định, cấp phép này đã đảm bảo chất lượng dịch vụ do các DN cung ứng. Thực tế là nhiều DN đào tạo nhân viên theo kiểu... có gì dạy đó. Thậm chí, có nhiều trường hợp... không đào tạo nghiệp vụ, hoặc bớt xén thời gian đào tạo để đẩy nhân viên đi làm sớm. Giáo trình đào tạo thì cóp nhặt, không thống nhất, thường xuyên thay đổi, đặc biệt là thời gian đào tạo quá ngắn... Và đương nhiên, chất lượng đào tạo nghiệp vụ bảo vệ của người lao động cũng sẽ chỉ do DN... tự công nhận. Điều này có nghĩa, người lao động đang trả tiền để được đào tạo nghiệp vụ bảo vệ... không được xã hội công nhận. Theo giám đốc một Cty kinh doanh dịch vụ bảo vệ: "điều các DN cần lúc này là một chương trình huấn luyện chung, cụ thể. Chương trình này phải do cơ quan chức năng có thẩm quyền soạn thảo và bắt buộc với tất cả các DN kinh doanh dịch vụ bảo vệ".

                                                                         Hình ảnh dịch vụ bảo vệ hoàng gia đại lộc tại Đà Nẵng

Chia sẻ:

KÊNH VIDEOS

Thông tin liên hệ

Gọi điện hoặc gởi tư vấn để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất
BẢO VỆ HOÀNG GIA ĐẠI LỘC

  • Email: hoanggiadailoc@gmail.com
  • Phone: 0909674443
  • Ad: 649 Trần Cao Vân, TP Đà Nẵng